Radio
Veritas Asia 17.06.2007 - Quý vị và các bạn thân mến. Vào
lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật ngày 17 tháng 6 năm 2007, trước
khi kết thúc chuyến viếng thăm một ngày tại Assisi, nhân
dịp kỷ niệm 800 năm biến cố Thánh Phanxicô trở lại, ÐTC
Bênêđitô XVI đã gặp các Bạn Trẻ tại Quảng Trường trước Vương
Cung Thánh Ðường Ðức Maria của Các Thiên Thần. ÐTC đã giải
thích tinh thần và sứ điệp của Thánh Phanxicô Assisi cho
các bạn trẻ, không những đến từ vùng Umbria và Assisi, mà
còn từ khắp nơi Italia tựu về Assisi trong dịp này, để lắng
nghe ÐTC. Sau đây, kính mời quý vị và các bạn theo dõi diễn
văn của ÐTC cho các Bạn Trẻ như sau:
"Hãy mở
ra mọi cánh cửa cho Chúa Kitô!"
Các Bạn Trẻ rất thân mến,
Cha cám ơn chúng con vì đã đón tiếp Cha
hết sức nồng nhiệt như thế này; Cha nhìn thấy nơi chúng
con Ðức Tin và niềm vui được làm người công giáo. Cha cám
ơn chúng con vì những lời mộ mến và vì những câu hỏi quan
trọng mà những đại diện của chúng con đã đặt ra cho Cha.
Cha hy vọng là sẽ trả lời được chút gì đó cho chúng con,
trong cuộc trao đổi này; đây là những câu hỏi liên quan
đến cuộc sống chúng con... Cha không thể trả lời đầy đủ,
nhưng sẽ trả lời phần nào những thắc mắc này....
Các bạn trẻ thân mến, chúng con biết rõ
lý do đưa Cha đến Assisi; đó là ước muốn sống lại con đường
nội tâm của Thánh Phanxicô, nhân dịp kỷ niệm 800 năm cuộc
trở lại của ngài. Giây phút này của cuộc hành hương của
Cha có một ý nghĩa đặc biệt. Cha đã xem giây phút gặp gỡ
này như là chóp đỉnh của ngày viếng thăm hôm nay tại Assisi.
Thánh Phanxicô nói với tất cả mọi người, nhưng Cha biết
rằng ngài đặc biệt thu hút những người trẻ chúng con. Sự
hiện diện đông đảo chúng con nơi đây, và những câu hỏi chúng
con đặt ra cho Cha, là một bằng chứng. Thánh Nhân đã trở
lại, trong lúc ngài còn trong độ tuổi trẻ đầy sức sống,
tràn trề kinh nghiệm và đầy ước mơ. Ngài đã được 25 tuổi,
nhưng chưa biết được đầy đủ ý nghĩa cuộc sống. Vài tháng
trước khi qua đời, ngài nhớ lại thời gian này như là thời
gian "sống trong tội lỗi." (x. 2 Test1: FF110).
Vậy Thánh Phanxicô muốn nói gì, khi ngài
nhắc đến "tội lỗi"? Theo những bản viết về cuộc
đời của Thánh nhân, - và mỗi bản có một mục tiêu riêng,
- thì quả thật là khó để xác định thánh Phanxicô muốn nói
gì qua hai chữ "tội lỗi". Một mô tả đúng về nếp
sống của ngài, được gặp thấy nơi giai thoại về ba người
bạn đồng hành, như sau: "Thánh Phanxicô sống thật vui
và quảng đại, ham thích các trò chơi và những bài hát; ngài
đi khắp cùng thành phố Assisi ngày đêm, với những bạn bè
cùng sở thích, và hết sức quảng đại trong việc chi tiêu
để phân phát tất cả những gì mình có hay làm ra, qua các
bữa ăn và những điều khác nữa" (3 comp 1,2: FF1396).
Thử hỏi chúng ta không nói được như thế cho nhiều người
trẻ ngày nay hay sao? Ngày nay, có khả thể đi vui chơi xa,
ra khỏi nơi mình sinh sống. Những sáng kiến du ngoạn cuối
tuần đang thu hút nhiều người trẻ. Người ta cũng có thể
"đi chơi khắp nơi" trong "thế giới ảo"
qua phương tiện internet, tìm đến với những thông tin và
những gặp gỡ đủ loại. Nhưng buồn thay không thiếu - mà có
lẽ còn có thật nhiều nữa! - (không thiếu những bạn trẻ)
đi tìm những cảnh "ảo" vô bổ và có hại trong những
"địa đàng" giả tạo của thuốc phiện. Chúng ta không
thể nào chối được rằng có nhiều người trẻ, - và không phải
chỉ có người trẻ mà thôi! - đã cố gắng bắt chước sống như
Phanxicô đã sống trước lúc trở lại! Trong cách sống như
thế, có tiềm ẩn một ước muốn hạnh phúc nằm trong mọi con
tim con người. Nhưng thử hỏi một cuộc sống như thế có thể
mang lại niềm vui thật hay không? Phanxicô chắc chắn đã
không gặp được hạnh phúc! Các bạn trẻ chúng con thân mến,
chúng con có thể kiểm chứng điều này nhờ qua kinh nghiệm
chúng con. Sự thật là những điều hữu hạn không thể mang
đến niềm vui thật, nhưng chỉ Ðấng Vô Cùng mới có thể lắp
đầy tâm hồn con người. Thánh Agostinô, một vị trở lại thời
danh, đã nói như sau: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con
cho Chúa, nên tâm hồn con luôn thao thức, cho đến khi được
nghỉ yên nơi Chúa!" (Conf. 1,1).
Cùng tập tiểu sử nói trên cho biết rằng
Phanxicô đã có thái độ sống khoe trương. Thanh niên Phanxicô
thích đặt may cho mình những bộ quần áo sang trọng và mưu
tìm sự lập dị (x. 3 Comp 1,2: FF 1396). Trong sự khoe trương,
trong việc tìm kiếm cái lập dị, có tiềm ẩn điều gì đó, mà
tất cả chúng ta, - cách nào đó, - đều mang lấy. Ngày nay
người ta có thể nói rằng đó là "việc chăm sóc cho dung
mạo" của mình, hoặc "việc đi tìm dung mạo của
mình". Ðể có thể đạt được chút nào đó sự thành công,
chúng ta cần "khoe" mình trước mắt kẻ khác về
điều gì đó chưa từng có, một cái gì đó lập dị một chút.
Trong mức độ nào đó, điều nầy có thể nói lên ước muốn được
"kẻ khác chấp nhận". Nhưng thường thì có xen vào
đó sự kiêu ngạo, sự mưu tìm thái quá về chính mình, sự ích
kỷ và ước muốn thổi phồng. Thật vậy, việc hướng cuộc đời
về chính mình là một "bẩy sập" chết người: chúng
ta chỉ có thể là chính mình, nếu chúng ta mở rộng tâm hồn
đón nhận tình thương, để yêu thương Thiên Chúa và anh chị
em chúng ta.
Một khía cạnh khác nữa đã gây ấn tượng
nơi những người đồng thời với Phanxicô, là tham vọng của
ngài, là khao khát vinh quang và phiêu lưu. Chính điều này
đã đưa Phanxicô vào chiến trường, và cuối cùng bị bắt làm
tù binh trong vòng một năm, tại Perugia. Chính khao khát
vinh quang này, - sau khi được trả tự do, - đã đưa Phanxicô
lên vùng Puglie, trong chiến trận mới; nhưng chính trong
hoàn cảnh này, tại Spoleto, Chúa đến với tâm hồn Phanxicô,
thôi thúc Phanxicô ăn năn trở lại và nghiêm chỉnh lắng nghe
Lời Chúa. Ðiều lạ lùng đáng lưu ý nơi đây là cách Thiên
Chúa đã lôi léo Phanxicô, dựa theo năng hướng của con người
Phanxicô, năng hướng muốn xác định chính mình, để đi trên
con đường của một "tham vọng thánh thiện", hướng
về cõi vô cùng. Câu hỏi mà Phanxicô dường như nghe vang
lên trong tâm hồn mình lúc đó như sau: "Mẫu người nào
có ích cho con, người làm chủ hay kẻ nô lệ?" Dường
như câu hỏi này muốn nói với Phanxicô rằng: tại sao con
bằng lòng với cảnh sống tuỳ thuộc vào con người phàm trần,
trong khi có một Vị Thiên Chúa luôn sẵn sàng tiếp nhận con
trong nhà Ngài, nhận con theo phục vụ ngài cách vương giả?
Các bạn trẻ thân mến, chúng con đã nhắc
Cha nhớ lại vài vấn đề của tuổi trẻ, nhớ lại điều khó khăn
chúng con gặp phải để xây dựng tương lai, và nhất là nhớ
đến sự cực nhọc chúng con phải chịu để biết được đâu là
sự thật. Trong bài tường thuật về cuộc thương khó của Chúa
Kitô, chúng ta gặp thấy câu hỏi của quan Philatô như sau:
"Sự Thật là gì?" (Gn 18,38). Ðây là câu hỏi của
kẻ hoài nghi muốn nói rằng: "Bạn nói là có sự thật,
nhưng sự thật là gì?" Và như thế, vì không thể biết
sự thật, quan Philatô muốn chúng ta hiểu như sau: hãy hành
xử theo cách nào tiện lợi nhất, thành công nhất, và không
cần đi tìm sự thật nữa. Quan Philatô sau đó đã kết án tử
Chúa Giêsu, bởi vì Ông sống theo chủ thuyết thực tiển, sống
tìm thành công và lợi ích cho riêng mình. Ngày nay, cũng
có nhiều người nói như sau: "Nhưng sự thật là gì? Chúng
ta có thể gặp những "mảnh vụn" sự thật, nhưng
chính sự thật thì làm sao có thể gặp được? Quả thật là khó
để tin rằng Chúa Giêsu Kitô là sự Sống thật, là "địa
bàn" cho đời sống chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta
bắt đầu sống chỉ do theo những khả thể của giây phút hiện
tại mà thôi, sống không dựa theo sự thật, thì chúng ta đánh
mất tiêu chuẩn để định hướng và đánh mất nền tảng của nền
hoà bình chung; và nền tảng đó không là gì khác hơn là sự
thật. Và sự Thật là chính Chúa Kitô. Sự thật của Chúa Kitô
được chứng tỏ trong đời sống của các thánh mọi thời đại.
Các thánh là những luồng ánh sáng trong lịch sử, để chứng
minh rằng: đây là sự sống, đây là con đường sống, đây là
sự thật. Vì thế chúng ta hãy có can đảm thưa Vâng với Chúa
Giêsu Kitô: "Lạy Chúa, chúng con theo Chúa. Sự thật
của Chúa được chứng thực trong đời sống của tất cả các thánh."
Các bạn trẻ thân mến, khi từ Vương Cung
Thánh Ðường đến đây, Cha đã nghĩ rằng chỉ một mình Cha nói
với chúng con trong vòng một tiếng đồng hồ, thì không tốt
chút nào. Vì thế, cha nghĩ rằng đã đến lúc ngưng lại một
chút, để chúng con ca hát. Cha biết chúng con đã chuẩn bị
nhiều bài hát rồi. Ðây, cha có thể nghe chúng con hát một
chút...
Và sau khi nghe các bạn trẻ hát, ÐTC nói
tiếp như sau:
Chúng ta nghe lặp lại trong bài hát rằng
Thánh Phanxicô đã nghe được tiếng Chúa mời gọi. Ngài đã
nghe được trong tâm hồn ngài lời nói của Chúa Kitô. Và thử
hỏi điều gì đã xảy ra? Thưa ngài hiểu là ngài phải dấn thân
phục vụ anh chị em, nhất là những ai đau khổ nhất. Ðó là
mệnh lệnh của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Lời mời gọi của Chúa
Giêsu. Sáng nay, khi Cha đi thăm địa điểm Rivotorto, Cha
đã nhìn vào nơi mà theo truyền thống các người bị bệnh phong
cùi quy tựu lại: đó là những kẻ sau hết, những người bị
loại ra bên lề xã hội, mà tự nhiên thánh Phanxicô đã cảm
thấy ghê tởm. Nhưng rồi, nhờ ân sủng Chúa chạm đến, Thánh
Phanxicô mở rộng tâm hồn yêu thương họ. Và ngài làm thế
không phải chỉ thuần tuý qua hành động bố thí, nhưng qua
việc cụ thể ôm hôn họ, và phục vụ họ. Chính ngài tâm sự
sau đó rằng: điều mà trước kia làm cho ngài cảm thấy cay
đắng, thì nay trở thành sự "dịu dàng cho linh hồn và
thể xác" ngài (2 test 3: FF 110).
Vậy ân sủng Chúa đã bắt đầu nhào nắn Phanxicô.
Càng ngày Phanxicô càng có khả năng nhiều hơn, để nhìn vào
dung mạo của Chúa Kitô và lắng nghe tiếng Chúa. Chính vào
giai đoạn này mà Ðấng chịu đóng đinh trên thập giá - gọi
là Thập Giá của San Damiano - đã ngỏ lời với Phanxicô và
gọi Phanxicô đi thi hành một sứ mạng khó khăn: "Này
Phanxicô, con hãy đi sửa lại Nhà Ta, mà như con thấy, đang
đổ nát!" (2 Cel I,6,10: FF 593). Sáng nay, khi Cha
dừng lại viếng thăm San Damiano, và Vương Cung Thánh Ðường
Thánh Chiara, nơi còn đang lưu giữ Cây Thánh Giá nguyên
thuỷ đã nói chuyện với Phanxicô, cha đã nhìn vào đôi mắt
Chúa Kitô. Ðó là bức hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã
phục sinh, sự sống của Giáo Hội; Chúa Kitô cũng nói trong
chúng ta, nếu chúng ta chăm chú lắng nghe, như cách đây
2,000 năm Chúa đã nói với các tông đồ, và cách đây 800 năm
nói với Phanxicô. Giáo Hội luôn luôn sống nhờ cuộc gặp gỡ
này. Phải, Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy để cho Chúa
Kitô gặp chúng ta! Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng
ta hãy lắng nghe Lời Ngài! Nơi Ngài, không phải chỉ là một
con người có sức thu hút. Chắc hẳn Chúa là con người toàn
vẹn, và giống chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x.
Eph 4, 15). Nhưng Ngài còn hơn thế nữa: Thiên Chúa đã nhập
thể làm người nơi Chúa Kitô, và do đó là Ðấng cứu rỗi duy
nhất, như chính tên gọi của Chúa nói lên như thế; Tên gọi
"Giêsu" có nghĩa là "Thiên Chúa Cứu Rỗi".
Nhiều người đến Assisi để học cùng thánh Phanxicô bí quyết
để nhận ra Chúa Giêsu Kitô và để có cảm nghiệm về Chúa.
Ðây là cảm nghiệm của Thánh Phanxicô về Chúa Giêsu, dựa
theo tường thuật của quyển tiểu sử đầu tiên về cuộc đời
của Phanxicô như sau: "Thánh Phanxicô luôn mang Chúa
trong con tim. Chúa Giêsu trên môi miệng, Chúa Giêsu trong
tai nghe, Chúa Giêsu trong mắt thấy, Chúa Giêsu trong đôi
tay, Chúa Giêsu trong tất cả các chi thể khác... Nhiều khi
phải đi đây đó và khi suy niệm hoặc hát lên cho Chúa Giêsu,
thánh Phanxicô quên mình đang hành trình và dừng lại để
mời tất cả mọi tạo vật hãy chúc tụng Chúa Giêsu! (1 Cel
II, 9, 115: FF 115). Như thế, chúng ta thấy rằng sự hiệp
thông với Chúa Giêsu mở rộng tâm hồn và đôi mắt để thấy
rõ tạo vật.
Cách chung, Thánh Phanxicô là một người
say mê yêu mến Chúa Giêsu. Thánh nhân gặp Ngài nơi Lời Chúa,
gặp Ngài trong những anh chị em, trong thiên nhiên, nhưng
nhất là trong sự hiện diện Thánh Thể. Về việc này, thánh
Phanxicô đã viết trong Chúc Thư như sau: "Trong thế
gian này, về chính Con Thiên Chúa tối cao, tôi không thấy
một cách xác thể điều gì khác hơn là Mình và Máu cực thánh
của Người" (2 Test 10: FF113). Mùa Giáng Sinh tại Greccio
nói lên nhu cầu chiêm ngắm Chúa trong nhân tính dịu dàng
của một em bé (x. 1 Cel I,30, 85-86" FF 469-470). Kinh
nghiệm sống tại Verna, nơi thánh Phanxicô được in "Năm
Dấu Thánh", cho ta thấy mức độ cao sâu mà thánh Phanxicô
đạt được, trong tương quan với Chúa Kitô chịu đóng đinh.
Thánh Phanxicô có thể thật sự nói như thánh Phaolô: "Ðối
với tôi, sống là Chúa Kitô" (Phil 1,21). Nếu ngài cởi
bỏ tất cả mọi sự và chọn lấy sự nghèo hèn, thì lý do của
tất cả mọi hành động như vậy không phải là gì khác hơn là
Chúa Kitô, và chỉ vì Chúa Kitô mà thôi. Chúa Giêsu là tất
cả của ngài; và chỉ Chúa Kitô là đủ cho ngài rồi! Chính
vì Thánh Phanxicô là con người của Chúa Kitô, nên ngài cũng
là con người của Giáo Hội. Từ Ðấng chịu đóng đinh nơi Thập
Giá San Damiano, ngài đã nhận mệnh lệnh đi sửa lại Nhà của
Chúa Kitô, là chính Giáo Hội. Giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
có mối tương quan thâm sâu và không thể tháo bỏ được. Ðược
mời gọi sửa chữa Giáo Hội, trong sứ mạng của Phanxicô, chắc
chắn đòi buộc một điều riêng và đặc biệt. Nhưng đồng thời,
trách vụ đó, - tự căn bản, - không là gì khác hơn là trách
nhiệm mà Chúa Kitô trao cho bất cứ ai lãnh nhận bí tích
Rửa Tội. Với mỗi người chúng ta, Chúa nói: "Con hãy
đi và sửa lại Nhà Ta". Tất cả chúng ta, trong mỗi thế
hệ, đều được mời gọi đi sửa lại Nhà của Chúa Kitô, tức là
Giáo Hội. Và chỉ khi làm như vậy, Giáo Hội mới nên sống
động và trở nên đẹp đẻ. Và như chúng ta biết, có rất nhiều
cách sửa chữa, nhiều cách xây lên, nhiều cách cất Nhà của
Chúa, là Giáo Hội. Người ta xây lên, nhờ qua nhiều ơn gọi
khác nhau, từ ơn gọi giáo dân và gia đình cho đến cuộc sống
tận hiến đặc biệt, đến ơn gọi linh mục. Ðến đây, Cha muốn
nói một lời về ơn gọi linh mục. Thánh Phanxicô, khi là phó
tế, chớ không phải là linh mục, đã có lòng hết sức tôn kính
đối với các linh mục (x. Cel I, 30,86 : FF 470). Dù ngài
biết rằng nơi các thừa tác viên của Thiên Chúa, có biết
bao sự nghèo hèn và mỏng dòn, nhưng thánh Phanxicô nhìn
họ như là những thừa tác viên của Nhiệm Thể Chúa Kitô, và
điều này đủ để làm phát sinh nơi ngài tình yêu thương, sự
tôn kính và vâng phục (x. 2 Test 6-10: FF 112-113). Tình
thương của Phanxicô đối với các linh mục là một lời mời
gọi hãy khám phá vẻ đẹp của ơn gọi linh mục. Ơn gọi này
có tầm quan trọng sống chết cho Dân Chúa. Các bạn trẻ thân
mến, chúng con hãy yêu thương và biết ơn các linh mục của
chúng con. Nếu Chúa phải kêu gọi ai đó trong chúng con đến
lãnh lấy thừa tác vụ này, cũng như mời gọi ai đó lãnh nhận
hình thức nào đó sống đời tận hiến, thì chúng con đừng do
dự nói lời Xin Vâng. Nói lời Xin Vâng không phải là điều
dễ làm, nhưng trở nên thừa tác viên của Chúa là điều đẹp
đẽ; tiêu hao đời sống cho Chúa, là điều đẹp đẽ!
Thanh niên Phanxicô có lòng mộ mến đầy
con thảo đối với vị giám mục của mình; chính trong tay của
giám mục, mà Phanxicô, - sau khi cởi bỏ tất cả mọi sự -
tuyên khấn từ nay sống cuộc đời hoàn toàn tận hiến cho Chúa
(x. 1Cel I, 6,15: FF 344). Một cách đặc biệt, Thánh Phanxicô
quý trọng sứ mạng của Vị Ðại diện Chúa Kitô, Ðấng mà ngài
đem bản Quy Luật đặt dưới quyền và phó thác Hội dòng của
mình. Nếu các giáo hoàng, trong dòng lịch sử, đã chứng tỏ
biết bao lòng mộ mến đối với Assisi, thì điều này là để
đáp lại lòng yêu mến mà Phanxicô đã có đối với Ðức Giáo
Hoàng. Các bạn trẻ rất thân mến, Cha rất sung sướng đến
đây, theo chân những vị tiền nhiệm, và nhất là theo chân
người bạn, Ðức Gioan Phaolô II đáng mến.
Như những vòng tròn đồng tâm, tình thương
của Phanxicô đối với Chúa Giêsu, được lan rộng không những
trên Giáo Hội, mà trên tất cả mọi sự, được nhìn thấy trong
Chúa Kitô và vì Chúa Kitô. Bài ca các Tạo Vật phát sinh
từ đây, trong đó cái nhìn dừng lại trên vẻ chiếu sáng của
Tạo Vật: từ anh Mặt Trời đến chị Mặt Trăng, từ chị Nước
đến anh Lửa. Cái nhìn nội tâm của Phanxicô đã trở thành
hết sức trong sáng và sâu sắc đến độ làm nổi bật vẻ đẹp
của Ðấng Tạo Hoá trong vẻ đẹp của các tạo vật. Bài ca của
anh Mặt Trời, - trước khi trở thành trang thi ca thật cao
độ và trở thành một lời mời gọi tiềm ẩn hãy tôn trọng tạo
vật, - (bài Ca Ánh Mặt Trời) là một lời cầu nguyện, một
lời chúc tụng hướng về Chúa, hướng đến Ðấng Tạo Hoá của
tất cả mọi sự. Theo dấu của sự cầu nguyện, người ta cũng
cần nhìn về sự dấn thân của Phanxicô cho hoà bình. Khía
cạnh này của cuộc đời Phanxicô là hết sức thời sự, trong
một thế giới hết sức cần đến hoà bình, nhưng không thành
công tìm ra con đường dẫn đến hoà bình. Thánh Phanxicô đã
là con người của hoà bình và là kẻ xày dựng hoà bình. Ngài
chứng tỏ điều này, cả trong sự dịu dàng của nếp sống, nhưng
không bao giờ im lặng về Ðức Tin của mình, trước những con
người có niềm tin khác, như được biểu lộ trong cuộc gặp
gỡ của ngài với vị Vua hồi giáo (x. 1 cel I,20,57: FF 422).
Nếu ngày nay, cuộc đối thoại liên tôn, nhất là sau công
đồng Vaticanô II, đã trở thành kho tàng chung và không thể
chối từ của cảm năng kitô, thì thánh Phanxicô có thể giúp
chúng ta biết đối thoại đích thật, không rơi vào trong thái
độ lãnh đạm đối với sự thật, hoặc trong việc làm giảm bớt
lời loan báo kitô của chúng ta... Việc ngài là con người
của hoà bình, của bao dung, của đối thoại, luôn phát sinh
từ kinh nghiệm về Thiên Chúa Tình Yêu. Lời ngài chào chúc
Hoà Bình quả thật là một lời cầu nguyện như sau: "Xin
Thiên Chúa ban cho con ơn bình an" (2 Test 23, FF.
121).
Các bạn trẻ thân mến, sự hiện diện đông
đảo của chúng con nơi đây nói lên rằng dung mạo của thánh
Phanxicô nói lên nhiều điều cho tâm hồn chúng con. Cha sẵn
sàng gởi đến chúng con sứ điệp của ngài, nhưng nhất là đời
sống và chứng tá của ngài. Ðây là lúc những người trẻ, như
thánh Phanxicô xưa, hãy quyết định nghiêm chỉnh và biết
bước vào trong tương quan cá nhân với Chúa Giêsu. Ðây là
lúc nhìn vào lịch sử của ngàn năm thứ ba vừa bắt đầu, như
là lịch sử đang cần đến men Phúc Âm hơn bao giờ hết. Cha
xin lặp lại lời mời gọi mà vị tiền nhiệm đáng mến của Cha,
Ðức Gioan Phaolo II, thường hay nói, nhất là cho các người
trẻ, như thể là lời mời gọi của cha, như sau: "Hãy
mở ra mọi cánh cửa cho Chúa Kitô!" Chúng con hãy mở
mọi cánh cửa, như thánh Phanxicô đã làm, không lo sợ, không
tính toán, không giới hạn. Các bạn trẻ thân mến, chúng con
hãy là niềm vui của Cha, như chúng con đã là niềm vui của
Ðức Gioan Phaolô II. Từ Vương Cung Thánh Ðường này được
dâng hiến cho Ðức Maria của các Thiên Thần, Cha xin hẹn
với chúng con sẽ gặp lại nhau vào đầu tháng chín tới này,
tại Ngôi Nhà Ðức Mẹ ở Lorêtô, trong cuộc Gặp Gỡ Giới Trẻ
Italia. Cha chúc lành cho tất cả chúng con. Cha cám ơn chúng
con vì mọi sự, vì đã đến đây, và vì đã cầu nguyện cho Cha.
(Chuyển ngữ: Lm. Đặng
Thế Dũng
Radio Veritas Asia)
Benedikt XVI. begegnete
in Assisi Tausenden von Jugendlichen
„Öffnet die Türen für
Christus“
ASSISI, 18. Juni 2007 - Einer der Höhepunkte
der sonntäglichen Pilgerreise von Papst Benedikt XVI. nach
Assisi war die Begegnung mit den Jugendlichen vor der Basilika
Santa Maria degli Angeli.
Über 10.000 junge Menschen aus Umbrien
und weiteren Regionen Italiens hatten sich versammelt, um
zusammen mit dem Papst zu feiern, zu beten und seiner Betrachtungen
zu folgen. „Öffnet Christus die Tore“, wie es der heilige
Franziskus getan hat: Dies war die einfache und gleichzeitig
höchst anspruchsvolle Einladung, mit der sich der Heilige
Vater an die Jugendlichen wandte.
Den Mittelpunkt der Katechese Benedikts
XVI. bildete eine Reflexion über den inneren geistlichen
Weg des Heiligen. Dieser hob an mit seiner Bekehrung im
Alter von 25 Jahren nach einem Leben in Eitelkeit, ohne
dabei den Sinn des Lebens gefunden zu haben. An vielen Stellen
seiner Katechese ging der Papst über sein Manuskript hinaus
und sprach frei.
Bis zum Augenblick seiner Bekehrung habe
Franziskus gelebt, ohne ein Bewusstsein für den Sinn seines
Lebens entwickelt zu haben. Dieses „Herumschweifen“ ähnle
dem Lebensweg vieler junger Menschen von heute: ein Herumschweifen
in der „virtuellen Zerstreuung des Internets“ bis hin zu
den „künstlichen Paradiesen der Droge“, in denen junge Menschen
„mentale Landschaften suchen, die ebenso seicht wie zerstörerisch“
sind. „Die Wahrheit ist, dass die endlichen Dinge ein Schimmern
der Freude geben können; nur aber das Unendliche kann die
Herzen erfüllen.“
Gleichzeitig aber sei Franziskus auch ehrgeizig
und ziemlich eitel gewesen; er habe sich besessen gezeigt
von der „Sorge um sein Äußeres“. Auch hier machte der Papst
eine Parallele zur heutigen Zeit aus: „Um ein Minimum an
Erfolg haben zu können, müssen wir uns in den Augen der
anderen mit etwas noch nie Dagewesenem, Originellem Ansehen
verschaffen“. Die Mitte des eigenen Lebens in sich selbst
zu suchen ist nach Worten Benedikts XVI. „eine tödliche
Falle: Wir können nur dann wir selbst sein, wenn wir uns
der Liebe öffnen und Gott und unsere Brüder lieben.“
Christus spreche zu uns in unserem Herzen:
„Ohne Gott verliert die Welt ihr Fundament und ihre Zielrichtung“,
fuhr Benedikt XVI. fort, der die Jugendlichen dazu aufrief,
keine Angst zu haben, „Franziskus vor allem in der Fähigkeit
nachzuahmen, zu sich selbst zu kommen. Er verstand es, in
sich Stille zu schaffen und so auf das Wort Gottes zu hören.
Schritt für Schritt ließ er sich an der Hand zur vollen
Begegnung mit Christus führen und machte aus ihm den Schatz
und das Licht seines Lebens.“ Der Heilige Vater ermutigte
die Jugendlichen, Christus die Möglichkeit zu geben, ihnen
zu begegnen. „Vertrauen wir uns ihm an, hören wir sein Wort!
In ihm ist nicht nur ein faszinierender Mensch – er ist
der Mensch gewordene Gott.“
Papst Benedikt machte deutlich, dass das
Charakteristische des Franziskus in seinem „wahren Verliebtsein
in Jesus“ zu suchen sei: „Franziskus begegnete Jesus im
Wort Gottes, in den Brüdern, in der Natur, vor allem aber
in der eucharistischen Gegenwart“. Gleichzeitig sei Franziskus
ein Mann der Kirche, gerade weil er Christus gehöre.
In der Kirche von San Damiano hatte Franziskus
das programmatische Wort vom Gekreuzigten gehört: „Geh,
Franziskus, und bau mein Haus wieder auf.“ Dieses Haus,
so Benedikt XVI. sei die Kirche, und Christus habe jedem
Getauften die Verantwortung übertragen, zu ihrem Aufbau
beizutragen: „Die Kirche wächst und wird wieder aufgebaut
in dem Maße, in dem ein jeder von uns umkehrt und sich heiligt.“
Benedikt XVI. dachte dann über seine eigene
Berufung zum Priestertum nach und hob die Verbundenheit
des heiligen Franziskus mit seinem Bischof und dem Papst
hervor. Gleichzeitig wies er aufgekommene Mythen zurück,
die die Friedensliebe des Heiligen in die Nähe eines undifferenzierten
Pazifismus rücken wollen. Der Einsatz für den Frieden des
Franziskus werde gänzlich im Zeichen des Gebets gelebt,
bekräftigte der Papst. „Das zeigte er auch mit der Sanftmut,
mit der er Menschen anderen Glaubens entgegentrat, ohne
dabei jemals seinen eigenen Glauben zu verschweigen, wie
es seine Begegnung mit dem Sultan beweist.“
Mit Blick auf das Gespräch mit jenen Menschen,
die andere Glaubensüberzeugungen haben, für der Heilige
Vater fort: „Wenn heute der interreligiöse Dialog besonders
nach dem Zweiten Vatikanischen Konzil zu einem gemeinsamen
und unverzichtbaren Erbe der christlichen Sensibilität geworden
ist, so kann uns Franziskus dabei helfen, auf echte Weise
in einen Dialog einzutreten, ohne in eine Haltung der Gleichgültigkeit
gegenüber der Wahrheit zu verfallen oder unsere christliche
Verkündigung abzuschwächen. Seine Existenz als Mann des
Friedens, der Toleranz und des Dialogs kommt immer aus der
Erfahrung des Gottes, der die Liebe ist. Sein Friedensgruß
ist nicht zufällig ein Gebet: ‚Der Herr gebe dir Frieden!‘“
In diesem Sinn gab Benedikt XVI. den Jugendlichen
folgenden Auftrag mit auf dem Weg: „Es ist die Zeit der
jungen Menschen, die wie Franziskus ernsthaft bemüht sind
und es verstehen, in eine persönliche Beziehung mit Jesus
einzutreten. Es ist an der Zeit, die Geschichte dieses soeben
begonnenen dritten Jahrtausends als eine Geschichte zu betrachten,
die es mehr denn je nötig hat, vom Sauerteig des Evangeliums
durchgärt zu werden.“
10,000 Celebrate the Witness
of St. Francis in Assisi
Benedict XVI to Youth:
“Open the Doors to Christ”
ASSISI, JUNE 18, 2007 - Benedict XVI told
young people in Assisi that they are his joy, just as they
were for Pope John Paul II.
Benedict XVI traveled to Assisi on Sunday,
for a busy one-day pilgrimage marking the 800th anniversary
of Francis' conversion.
The final event of the day was a meeting
with young people. Some 10,000 youth, who had been gathered
since dawn in the square outside the Basilica of St. Mary
of the Angels, were on hand for the address. The Holy Father
extended the meeting for a half-hour longer than planned.
Tough questions
The youth were invited to address questions to the Holy
Father. One young man, Marco Giuliani, said: "We have
thousands of questions, but it is hard to find convincing
answers. We are tempted to think that the truth doesn't
exist, that each person has his own truth.
"Naturally we like to be happy, but
we, too, feel, like the Pope, that merely having fun will
not make us happy. Help us, Holy Father, to understand,
and to make St. Francis' experience our own."
A young woman, Ilaria Perticoni, said:
"Holy Father, Francis fascinates us but it is not easy
to follow him, imitate him."
Papal responses
Benedict XVI responded: "St. Francis speaks to everyone,
but I know he has a special attraction for you young people.
Your great presence here confirms that, as do the questions
you asked me.
"His conversion happened during the
most vital time of his life, of his experiences, of his
dreams. He lived 25 years without coming to terms with the
meaning of life. A few months before he died he would recall
that time in his life as the time that he was 'in sin.'"
The Pope offered Francis and Clare as models
for facing the numerous problems that often afflict the
life of young people.
"Many youths fall victim to drug use
in search of an artificial happiness, or become prey of
a culture that exalts egoism," the Holy Father said.
"This was also the drama of Francis' life before his
conversion."
"Your life's compass," said the
Pope, taking a break from his prepared remarks, "must
be the truth, because without truth the foundation for peace
is lost."
An architect of peace
He continued: "Francis' commitment to peace is also
to be seen as a form of prayer. This aspect of his life
is of great contemporary importance in a world that has
so much need of peace yet does not manage to achieve it.
"Francis was a man of peace and an
architect of peace. He showed as much in the mildness with
which he approached men of other faiths, yet without silencing
his own faith in the presence of men of other faiths, as
we see in his meeting with the sultan."
Benedict XVI then invited the young people
to join him in Loreto in early September for his meeting
with Italian youth.
"Open the doors to Christ. Open them
as Francis did, without fear, without calculations, without
measure," the Pope exhorted the young people.
He affectionately concluded, "You
are, dear young people, my joy, as you were for John Paul
II."
|